Ngôn Ngữ VI
Hours: 8AM - 17PM (T2-T7)
Menu

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN MÁY BIẾN ÁP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

Kiểm định máy biến áp nhằm kịp thời phát hiện những hỏng hóc cần khắc phục, từ đó, nâng cao hiệu suất làm việc của thiết bị, tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Máy biến áp là gì?

Máy biến áp hay còn gọi là máy biến thế là một loại máy móc quan trọng thường được dùng trong các lĩnh vực điện lực. Trong quá trình truyền tải điện năng đi đến các nơi khác nhau thì chúng ta cần phải thay đổi mức điện áp xoay chiều sao cho phù hợp. Và máy biến áp có nhiệm vụ là thay đổi điện áp theo hướng tăng hoặc giảm để đảm bảo quá trình truyền tải điện năng được diễn ra thuận lợi.

Máy biến áp là gì

Trên thực tế chúng ta sẽ có 2 loại máy biến áp khác nhau đó là máy tăng áp và máy hạ áp. Tuy nhiên thì về cấu tạo và bản chất thì chúng hoàn toàn tương tự nhau. Điểm khác nhau có lẽ nằm ở số vòng dây quấn và vật liệu cấu thành nên. Và về vấn đề này mình sẽ trình bày rõ hơn trong phần tiếp theo.

Cấu tạo của máy biến áp

Thông thường thì một máy biến áp cơ bản sẽ được cấu thành từ 2 thành phần chính đó là lõi thép và dây quấn. Và chúng có các đặc điểm như sau:

  • Với dây quấn thì chúng bao gồm 1 cuộn dây sơ cấp nhận điện áp đầu vào và 1 hay nhiều cuộn thứ cấp có nhiệm vụ đưa ra điện áp đã được thay đổi. Các vật liệu dây quấn thường được làm bằng đồng hoặc nhôm,…
  • Với lõi thép hay lõi sắt thì chúng là một khối hình chữ U đối với loại máy biến áp có 2 cuộn dây. Khối này được cấu thành từ các lá thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau và chúng được phủ lên một lớp silic có nhiệm vụ cách điện.

Nguyên lý hoạt động 

Ở trên mình có giới thiệu sơ lược về hai loại máy biến áp, tuy nhiên trong phần này mình sẽ giới thiệu chi tiết hơn về đặc tính của từng loại. Cũng như dựa vào yếu tố nào mà ta có thể chế tạo ra máy tăng áp hay giảm áp. Và để có thể trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ quay lại định luật cảm ứng trường điện từ của Faraday. Bao gồm 2 hiện tượng vật lý đó là:

  • Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường (từ trường)
  • Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng hay còn gọi là cảm ứng điện từ.

Và chúng được thể hiện thông qua một công thức như sau

Máy biến áp là gì

Ứng dụng của máy biến áp trong đời sống

Thông thường các máy biến áp sẽ được ứng dụng trong các quá trình truyền tải điện năng là chủ yếu. Chúng có thể được dùng trong việc tăng áp để truyền tải điện năng trên các đường dây cao thế, trung thế hay hạ thế,…Bên cạnh đó thì chúng còn được dùng như một công cụ hạ áp. Cụ thể thì các bạn có thể tham khảo qua một số ứng dụng tiêu biểu của chúng như sau:

Tắng và hạ áp cho công tác phối hợp  điện

Ở các nhà máy sản xuất điện như thủy điện, nhiệt điện, điện gió,…Chúng ta muốn truyền tải điện đi xa và tránh xảy ra thất thoát thì bắt buộc phải dùng đến máy tăng áp để đưa chúng trở thành đường dây cao thế và truyền đi. Trong quá trình truyền thì tại từng trạm nhỏ chúng ta vẫn cần một máy tăng áp để có nhiệm vụ kích áp lên đến giá trị ổn định để tránh sụt áp khi đến nơi sử dụng. Và tiếp theo khi đến nơi sử dụng như trong thành phố thì ta cần máy hạ áp để đưa chúng về dạng trung thế.

Ví dụ từ đường dây trung thế 10kV của các nhà máy phát điện sang mức hạ thế 220V hay 400V dùng trong sinh hoạt dân cư. Tại các nhà máy phát điện, máy biến áp thường được dùng để chuyển hiệu điện thế mức trung thế từ máy phát điện (10 kV đến 50 kV) sang mức cao thế (110 kV đến 500 kV hay cao hơn) trước khi truyền tải lên đường dây điện cao thế. Bởi vì theo nghiên cứu thì trong truyền tải điện năng với khoảng cách xa, nếu hiệu điện thế càng cao thì hao hụt càng ít. 

Vậy kiểm định máy biến áp là gì?

Kiểm định máy biến áp là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của máy biến áp trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Thông tư 33/2015/TT-BCT quy định về Kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị, dụng cụ điện, trong đó, danh mục các thiết bị, dụng cụ phải kiểm định bao gồm: Cầu dao cách ly, Cầu dao tiếp địa, Cáp điện, Máy cắt, Máy biến áp, Chống sét van, Sào cách điện,…

Tại sao phải thực hiện kiểm định máy biến áp?

Kiểm định máy biến áp là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng, vận hành máy biến áp. Các căn cứ pháp lý:

  • Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
  • Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
  • Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
  • Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
  • Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bội Công Thương;
  • Căn cứ Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015.

Kiểm định máy biến áp để đảm bảo an toàn

Máy biến áp là thiết bị điện có nguy cơ gây giật điện, cháy nổ và có thể gây chết người. Kiểm định máy biến áp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, vận hành, tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra, đặc biệt là những tai nạn liên quan đến tính mạng con người.

Kiểm định máy biến áp đảm bảo hoạt động của nhà máy, công xưởng, doanh nghiệp

Máy biến áp có vai trò chủ chốt trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động các thiết bị sử dụng điện. Nếu máy biến áp gặp sự cố, sẽ dẫn đến ngưng trệ hoạt động sản xuất. Ngoài ra, nếu máy biến áp cung cấp điện áp không ổn định có thể gây hỏng hóc các thiết bị điện.

Kiểm định máy biến áp nhằm kịp thời phát hiện những hỏng hóc cần khắc phục, từ đó, nâng cao hiệu suất làm việc của thiết bị, tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

 Một trạm biến áp cần kiểm định những hạng mục nào?

Các hạng mục thiết bị, dụng cụ điện cần kiểm định của một trạm biến áp điển hình bao gồm:

  • Kiểm định máy biến áp: Máy biến áp dầu hoặc Máy biến áp khô;
  • Kiểm định chống sét van;
  • Kiểm định máy cắt;
  • Kiểm định cáp điện;
  • Kiểm định cầu dao: cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa;
  • Kiểm định sào cách điện.
  •  

Quy định máy biến áp chỉ cần kiểm định một lần hay phải kiểm định thường xuyên?

  • Kiểm định lần đầu được thực hiện trước khi đưa vào sử dụng máy biến áp;
  • Kiểm định định kỳ được thực hiện trong quá trình sử dụng, thời hạn theo quy định tại Thông tư;
  • Kiểm định bất thường khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc sau khi khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của tổ chức/cá nhân sử dụng máy biến áp.

Các thiết bị điện trong dây chuyền đang vận hành không thể tách rời để kiểm định riêng lẻ thì thực hiện theo chu kỳ đại tu dây chuyền thiết bị.

 

Đăng ký Kiểm định kỹ thuật an toàn máy biến áp ở đâu?

AHP Group được Bộ Công Thương chỉ định thực hiện việc kiểm định an toàn kỹ thuật đối với các thiết bị điện, cùng với:

  • Quy trình kiểm định kỹ thuật tuân thủ các trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật;
  • Các phương tiện kiểm định đa dạng, hiện đại, đạt độ chính xác cao, có thể đo và kiểm tra mọi thiết bị điện có yêu cầu;
  • Đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp, tận tình, đề cao uy tín và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu;
  • Hệ thống văn phòng đại diện trên khắp cả nước sẽ đem đến cho quý khách hàng sự hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất.
  •  
  • Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và mang tới cho doanh nghiệp những gì tốt nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AN HÀ PHƯƠNG – AHP GROUP

ĐỊA CHỈ: Số 8A, ngõ 192/14, đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0915.380.009 

Email: contact@ahpgroup.vn

Website: ahpgroup.vn